1. Các thuốc điều trị viêm khớp vẩy nến
Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, thường là các khớp ở ngón chân, ngón tay, khớp cột sống. Viêm khớp vẩy nến nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh tàn phế…
Các thuốc điều trị viêm khớp vẩy nến:
- Thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc chống thấp khớp điều trị bệnh.
- Thuốc sinh học.
- Thuốc ức chế Janus kinase.
- Thuốc corticosteroid.
- Các thuốc điều trị tại chỗ.
Viêm khớp vẩy nến nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh tàn phế…
Người bệnh viêm khớp vẩy cần được khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc sao cho phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ trong cách sử dụng các thuốc điều trị viêm khớp vẩy để giúp giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời đảm bảo đạt hiệu quả điều trị cao.
2. Các liệu pháp bổ sung giảm viêm khớp vảy nến
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, có thể kết hợp với một số liệu pháp bổ sung giúp giảm đau khi mắc viêm khớp vẩy nến:
– Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau cho người bệnh viêm khớp vẩy nến, cải thiện khả năng vận động, sức mạnh, dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Xoa bóp có thể giúp thư giãn và giảm đau, giảm cứng khớp liên quan đến viêm khớp vẩy nến. Lưu ý, nếu có các triệu chứng về da liên quan đến bệnh vẩy nến, nên tránh các loại nước thơm và dầu có mùi thơm để ngăn ngừa kích ứng da khi xoa bóp.
– Liệu pháp nóng và lạnh: Có thể sử dụng liệu pháp nóng và lạnh khi cơn đau khớp bùng phát. Tắm nước ấm có thể giúp làm dịu cơn đau nhức khớp. Chườm túi nước đá lên các khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng. Có thể sử dụng luân phiên giữa liệu pháp nóng và lạnh khi cần thiết. Có thể chườm vài lần/ngày, mỗi lần khoảng 20-30 phút.
– Châm cứu: Châm cứu cũng có thể giúp giảm đau trong viêm khớp vẩy nến. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa xác nhận hiệu quả cụ thể của nó đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, nhưng châm cứu đã được biết đến với tác dụng giảm đau ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
– Bổ sung thực phẩm có chứa các chất chống viêm: Có rất nhiều thực phẩm có chứa chất chống viêm có lợi cho những người mắc các dạng viêm khớp khác nhau, trong đó có bệnh viêm khớp vẩy nến.
Thực phẩm chứa chất chống viêm bao gồm: Các loại trái cây và rau quả, protein nạc và thực phẩm giàu axit béo omega-3, ăn theo chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải.
– Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm viêm và đau, tăng cường sức mạnh cho các khớp, giúp các khớp linh hoạt, dẻo dai hơn. Người bệnh viêm khớp vẩy nến nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe mỗi người: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga hoặc thái cực quyền.
3. Sử dụng các liệu pháp bổ sung thế nào cho an toàn?
Để sử dụng các liệu pháp bổ sung để giảm đau trong viêm khớp vẩy nến, người bệnh cần lưu ý:
– Trước khi dùng bất kỳ liệu pháp bổ sung nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
– Cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang dùng trước khi sử dụng các liệu pháp bổ sung.
– Mặc dù là liệu pháp bổ sung, nhưng người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
– Liệu pháp bổ sung không thể thay thế thuốc điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến. Do đó, người bệnh không được tùy tiện bỏ thuốc điều trị khi sử dụng các liệu pháp bổ sung này.
(Nguồn: Tạp chí y dược học)