Đau bụng bên trái là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhưng ít ai hiểu rõ về nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Từ những cơn đau nhẹ đến những cơn đau dữ dội, triệu chứng này có thể gây lo lắng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là những nguyên nhân chính gây ra đau bụng trái và làm thế nào để nhận biết cũng như điều trị đúng cách? Hãy cùng Hoa Việt Media tìm hiểu trong bài viết này.
1. Đau bụng bên trái là gì?
Đau bụng bên trái hay đau bụng trái là cảm giác đau hoặc co thắt ở phần bụng bên trái. Mức độ đau có thể khác nhau, từ cơn đau nhẹ đến nghiêm trọng. Tình trạng này gây khó chịu lớn, làm người bệnh khó ngồi hay đứng và thường cần can thiệp y tế ngay lập tức.
Đau bụng trái là cảm giác đau hoặc co thắt ở phần bụng bên trái
Dựa vào vị trí đau, đau bụng bên trái có thể chia thành hai loại:
- Đau bụng trên bên trái: Đau xuất hiện ngay dưới xương sườn, thường liên quan đến dạ dày, lá lách, tụy, phổi và đại tràng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Đau bụng dưới bên trái: Thường do đại tràng, bàng quang hoặc ở phụ nữ có thể liên quan đến tử cung và buồng trứng trái. Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm viêm túi thừa, sỏi thận, thoát vị bẹn, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng và kinh nguyệt.
2. Nguyên nhân đau bụng bên trái
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng trái bao gồm:
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là một trong những nguyên nhân gây nên đau bụng trái. Bệnh này một tổ chức hình túi phát triển trong đại tràng. Khi bị nhiễm khuẩn, viêm túi thừa có thể gây viêm, phù nề và đau đớn.
Bệnh viêm túi thừa
Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi với các triệu chứng đặc trưng sau:
- Đau vùng bụng trái, có thể kèm theo sưng, căng bụng;
- Sốt;
- Co thắt dạ dày mạnh;
- Khó chịu, đau đớn khi đi ngoài;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Ăn không ngon miệng;
- Thay đổi thói quen đi ngoài.
Táo bón
Táo bón là một trong những nguyên nhân lành tính gây đau bụng bên trái. Thường xảy ra khi uống ít nước hoặc ăn quá nhiều đạm và chất bột mà thiếu chất xơ. Thói quen ít vận động cũng làm tình trạng táo bón trở nên nặng nề. Triệu chứng điển hình của tình trạng táo bón bao gồm:
- Đi ngoài phân khô và cứng;
- Đau bụng dọc theo đại tràng, bao gồm cả đau bụng trái;
- Đi ngoài có máu đỏ tươi;
- Khó thể đi ngoài;
- Cảm giác khó chịu, chướng bụng.
Sỏi tiết niệu
Đau bụng bên trái cũng có thể do cũng có thể do sỏi tiết niệu, chúng là các tinh thể rắn hình thành từ axit uric hoặc canxi lắng đọng. Chúng có thể xuất hiện ở thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và gây đau ở vùng bụng trái khi cọ xát với niêm mạc hoặc cơ bàng quang.
Bệnh sỏi tiết niệu
- Các triệu chứng thường gặp của sỏi tiết niệu bao gồm:
- Đau bụng trái, lưng hoặc háng;
- Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng ít;
- Nước tiểu có máu;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Sốt, với thân nhiệt từ 38,3 độ C trở lên.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng quá mức thuốc chống viêm không steroid hoặc thói quen ăn uống không đúng cách.
Bệnh viêm loét dạ dày
Ngoài đau bụng bên trái, các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Mất cảm giác thèm ăn, khó tiêu;
- Cảm giác nóng rát ở vùng bụng tương ứng với vị trí dạ dày;
- Buồn nôn đi kèm nôn mửa;
- Sụt cân nhanh.
Viêm ruột
Viêm ruột cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng bên trái. Bện này có thể xảy ra ở cả ruột non và ruột già (đại tràng). Nguyên nhân chủ yếu bao gồm nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hoặc ký sinh trùng. Ăn uống không lành mạnh cũng góp phần gây ra viêm ruột.
Bệnh viêm ruột
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm ruột gồm:
- Đau bụng trái.
- Tiêu chảy mất kiểm soát, có thể kèm theo máu.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chán ăn và tiêu hóa kém.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các cơ bắp.
- Giảm cân nhanh chóng.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến, còn có một số bệnh lý khác gây đau bụng bên trái và có liên quan đến giới tính.
Đau bụng trái ở nữ giới có thể do các nguyên nhân sau:
- Kỳ kinh nguyệt: Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau hạ sườn trái do co thắt dạ con và niêm mạc tử cung xung huyết. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau lưng, tiêu chảy, đau đầu, và đầy hơi.
- Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào niêm mạc phát triển ra ngoài tử cung gây đau đớn. Triệu chứng bao gồm đau bụng trái, chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ, đau rát khi quan hệ, đau khi đi tiêu, khô hạn, tiêu chảy, và táo bón.
- U nang buồng trứng: Xuất hiện các túi chứa dịch lỏng trong buồng trứng. Triệu chứng bao gồm đau vùng bụng trái, đau khi quan hệ, đau vùng chậu, khó tiểu, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, buồn nôn, và đau khi đại tiện.
Đau bụng trái ở nam giới có thể do các nguyên nhân sau:
- Thoát vị bẹn: Một bộ phận nào đó trong ổ bụng như mô mềm, ruột, chui qua điểm yếu trên thành bụng tại khu vực bẹn. Triệu chứng bao gồm đau bụng bên trái, vùng bẹn phình to, khó khăn khi tiểu và đại tiện, đau tăng khi ho, buồn nôn, và nôn mửa.
- Xoắn tinh hoàn: Thừng tinh bị xoắn chặt cản trở lưu thông máu đến bìu. Triệu chứng điển hình gồm sưng bìu, nôn mửa, và sốt kèm cảm giác ớn lạnh.
3. Đau bụng bên trái có nguy hiểm hay không?
Đau bụng trái không nguy hiểm trong các trường hợp táo bón, đầy hơi, hoặc đau trong kỳ kinh nguyệt. Người bệnh có thể nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề nghiêm trọng như viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung (ở nữ giới) hoặc xoắn tinh hoàn (ở nam giới). Những tình trạng này cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
4. Cách điều trị đau bụng bên trái
Đau bụng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần đánh giá mức độ nặng nhẹ và tính chất của cơn đau (cấp tính hay mạn tính) để tìm ra phương pháp can thiệp phù hợp.
Cần đánh giá được mức độ nặng nhẹ của cơn đau để có cách điều trị phù hợp
- Đau nhẹ và thoáng qua: Với những cơn đau bụng trái do nguyên nhân lành tính như kỳ kinh nguyệt hoặc táo bón, có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và thay đổi lối sinh hoạt.
- Đau do viêm mạn tính: Cần điều trị bằng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Đau cấp tính nghiêm trọng: Trong các trường hợp như thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, viêm loét ruột hoặc chảy máu nặng, phẫu thuật là phương pháp can thiệp cần được ưu tiên.
Lưu ý: Người bệnh đau bụng bên trái cần thăm khám ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau:
- Đau đột ngột, dữ dội và tăng dần theo thời gian.
- Sốt cao liên tục, không giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
- Phân lẫn máu kèm nhầy.
- Nôn mửa quá mức dẫn tới mất nước.
- Vàng da.
- Sụt cân nhanh chóng nhưng không rõ nguyên nhân.
- Không cải thiện các triệu chứng sau 2 ngày.
Cách phòng ngừa đau bụng bên trái
Không phải tất cả các trường hợp đau bụng bên trái đều có thể ngăn ngừa được, nhưng có một số biện pháp hữu ích giúp giảm thiểu nguy cơ:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ để thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
- Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu bằng cách uống đủ nước.
- Tránh vận động quá sức.
- Tránh căng thẳng.
- Tập thể dục đều đặn.
- Sàng lọc sỏi thận, ung thư đại tràng,... theo khuyến nghị.
Đau bụng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những vấn đề tiêu hóa đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của đau bụng trái sẽ giúp bạn xử lý kịp thời và hiệu quả. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cảm thấy không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình. Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc